THƠ và ĐỜI

THƠ và ĐỜI

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

ĐẶC SAN 2017 CỦA THI ĐÀN VIỆT NAM

CHÂN DUNG TÁC GIẢ

Tác giả: Đào Văn Lượng 
Bút danh: Văn Liêm
Sinh năm: 1945 tại Sài Gòn
Quê quán: Xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phòng
Nghề nghiệp: Giáo sư - Tiến sĩ ngành Hóa lý - Kỹ thuật
Đơn vị công tác: Trường Đại học Công nghiệp nhẹ, Trường Đại học Bách khoa TP. HCM (Đại học Quốc gia TP. HCM), Nguyên Giám đốc sở Khoa học công nghệ & Môi trường TP.HCM, Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, Hội viên hội Nhà văn TP. HCM, thành viên Thi Đàn Việt Nam.
Các ấn bản sách đã xuất bản: Nỗi nhớ mênh mang (NXB Trẻ 2000), Bờ bến bình yên (NXB Văn học 2009), Nghề của tôi (NXB Hội nhà văn 2016).
Tác phẩm tham dự: Tổ quốc phía mặt trời mọc, Chiều đồng quê, Dòng kênh tuổi thơ, Lời mẹ ru và Dòng Thơ dâng mẹ.

                                

                              Nhà thơ  Nguyễn Quang Vinh - Trưởng Ban Biên Tập Thi Đàn Việt Nam

Nước Việt ta vốn tự lúc sinh ra đã trải qua bao kỳ binh loạn mà hình thành nên bờ cõi. Mỗi địa danh, mỗi vùng đất đều gắn liền với những trang sử còn ghi của các bậc tiền nhân đi trước. Xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng - một địa danh được sách xưa và nay nhắc đến nhiều như thế. “Đông Cổ Am - Nam Hành Thiện” hay “Hải Dương tứ hổ - Nhất Cổ vi tiên” là những mỹ từ của người xưa dành cho vùng đất này. Nơi đây ghi dấu son vào vào huyền sử nước Việt qua câu nói của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân”. Chúa Nguyễn Hoàng có câu nói ấy mà mấy trăm năm cùng con cháu Nguyễn triều mở rộng giang sơn nước Việt ta ra như ngày nay đang có. Tự hào lắm thay khi Cổ Am xưa và nay vẫn là địa danh sản sinh ra những con người làm nên sự “học” một đời lưu dấu. Giáo sư -Tiến sĩ (Ngành Hóa lý - Kỹ thuật) Đào Văn Lượng được sinh ra từ mạch huyết nơi đất mẹ Cổ Am ngàn năm khoác áo hồn thiêng như thế. Dòng chảy thời gian cùng con người Cổ Am ấy đã theo tóc bạc sương mây mà làm nên những dấu ấn riêng cho mình bằng những đóng góp nhất định vào vào sự nghiệp phát triển của nước nhà. Là một nhà giáo, Hiệu trưởng một trường Đại học lớn, một người làm khoa học, Giáo sư - Tiến sĩ Đào Văn Lượng còn mang trong mình cái duyên của người cầm bút đang hòa mình vào dòng chảy Văn học nước nhà. Nỗi nhớ mênh mang (NXB Trẻ 2000), Bờ bến bình yên (NXB Văn học 2009) và Nghề của tôi (NXB Hội nhà văn 2016) là những tác phẩm đã đến tay bạn đọc từ nhiều năm trước. Năm 2017 khi tiếng Xuân chạm khẽ vào trái tim muôn người dân nước Việt. Giáo sư - Tiến sĩ Đào Văn Lượng cũng trở về với hoài âm năm tháng tiếp bước cùng Thi Đàn Việt Nam trao khúc ân tình cho non sông tổ quốc, cho hiếu nghĩa một đời với người thân, cha mẹ. Năm bài thơ ông sáng tác và được giới thiệu trong thi tập này là mạch nguồn cảm hứng của người từng khoác áo thu phong qua mấy mùa luân chuyển. “Một thỏi vàng không bằng nang chữ” câu nói của người xưa dành cho người Cổ Am, cho quê hương Giáo sư - Tiến sĩ Đào Văn Lượng còn đó và cũng khép lại lời giới thiệu chân dung tác giả mùa sách 2017 của Thi Đàn Việt Nam như thế!

                                                                                   Trân trọng!

          
 
                                                        Trang Web bài viết của Nhà thơ Nguyễn Quang Vinh 

                      Sài Gòn tiết hạ sang năm Đinh Dậu (2017)
                                 Ngày 19 tháng 4 năm 2017 

                          Nguyễn Quang Vinh - Trưởng Ban Biên Tập Thi Đàn Việt Nam




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét