THƠ và ĐỜI

THƠ và ĐỜI

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

TÂM GƯƠNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

                    GS.TS Đào Văn Lượng – “Sống nhân ái sẽ được nhiều hơn mất”

“Mỗi con người chỉ có một trái tim / sống nhân ái sẽ được nhiều hơn mất” đó chính là phương châm, là lẽ sống mà GS.TS Đào Văn Lượng – Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Sài Gòn đã đúc kết cho mình, cho đời và cũng là cho các thế hệ học trò. Sống nhân ái là một phẩm chất quý báu mà trong suốt cuộc đời mình, ông luôn hướng đến để sống, để làm việc và cống hiến. Đối với ông, hạnh phúc là được cho đi… Ông luôn hướng cái tâm của mình vào công việc để mang lại những điều tốt đẹp cho con người, cho đất nước… Chất Con Người của GS.TS Đào Văn Lượng là vậy!



Ước mơ từ những ngày gian khó
GS.TS Đào Văn Lượng sinh ngày 5 tháng 6 năm 1945 tại Sài Gòn. Ông là con cả trong một gia đình có 6 anh chị em ở quê hương Hải Phòng. Cha đi hoạt động cách mạng nên ngay từ nhỏ, ông đã sớm hình thành cho mình đức tính tự lập. Ngay từ những ngày tháng trên ghế nhà trường, Đào Văn Lượng đã ôm ấp giấc mơ trở thành một thầy giáo đứng trên bục giảng, được truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học trò, nên dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, cậu học sinh Lượng vẫn quyết tâm học tập, vươn lên để thực hiện ước mơ và hoài bão của mình. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, với thành tích loại ưu, ông thi đỗ và theo học tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1964 -1968). Lúc ấy, miền Bắc đang vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, ông phải theo trường đại học đi sơ tán ở vùng núi Thái Nguyên; để tránh bom đạn, lớp học và phòng thí nghiệm được dựng dưới lòng đất. Phải học tập trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, nhiều ngày trời lạnh thấu xương, bụng đói cồn cào mà vẫn phải lên lớp, nhưng ngoài những giờ học đầy nhọc nhằn vất vả ấy, cậu sinh viên tên Lượng cũng đã lao vào hoạt động Đoàn thanh niên với những cuộc xuống đường biểu tình chống đế quốc xâm lược, đòi thống nhất đất nước. Truyền thống cách mạng của gia đình, đặc biệt là tấm gương cách mạng từ người cha như truyền vào ông, thôi thúc ông hành động và làm một điều gì đó có ý nghĩa với Tổ Quốc, với nhân dân và với truyền thống gia đình mình. Chính những năm tháng chiến tranh khốc liệt ấy đã hun đúc trong ông cũng như thế hệ thanh niên thời ấy một tinh thần quật cường dân tộc, quyết tâm vượt khó với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

       

Trải qua không ít khó khăn vất vả từ tuổi thơ đến những năm tháng học đại học, với ý chí, nghị lực và một niềm tin mãnh liệt, chàng sinh viên Lượng cũng đã được đền đáp xứng đáng khi ông được phân công làm giảng viên đại học. Ước mơ về một ngày được đứng trên bục giảng của Đào Văn Lượng cũng đã trở thành hiện thực. Kể từ đây, ông đã có thể truyền đạt những kiến thức, niềm đam mê và nhiệt huyết cho các thế hệ học trò.
Đam mê khoa học, luôn muốn mang lại một điều gì đó mới mẻ từ chính kiến thức mà mình đã tích lũy được nên sau khi được làm giảng viên đại học, ông vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những lý thuyết và thực nghiệm mới trong lĩnh vực Hóa Lý. Năm 1976, ông được cử đi nghiên cứu sinh ở CHDC Đức và năm 1980, sau bao ngày tháng tìm tòi, nghiên cứu, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Hóa Lý kỹ thuật với đề tài “Mô hình hóa các quá trình hóa học bằng lý thuyết xác suất và tin học” tại trường ĐHTH Dresden CHDC Đức.


         










Khi làm Nghiên cứu sinh ở Đức, dù có cơ hội tốt khi được nhà trường ngỏ lời giữ lại làm việc và nghiên cứu, nhưng ông đã từ chối và lựa chọn con đường trở về quê hương để cống hiến cho đất nước, nhân dân mình. Ông tâm sự: “Thời gian học tập, nghiên cứu bên đó tôi luôn mang trong mình một mặc cảm về thân phận của một kẻ đi học nhờ, ở đậu. Dù các chính sách đãi ngộ của bạn là rất tốt, nhưng với tôi, quê hương vẫn là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nước mình còn quá nghèo, tôi muốn được làm việc để góp phần làm bớt đi một chút nghèo, tôi muốn trả ơn những gì tôi có được, và đơn giản bởi tôi thấy rằng, trách nhiệm của một công dân là phải phục vụ đất nước mình, dân tộc mình”.
Với suy nghĩ đó, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, GS.TS Đào Văn Lượng trở về nước, mang theo hành trang kiến thức đã tích lũy được, tiếp tục cống hiến, phục vụ cho sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà.
Nhà khoa học luôn gắn mình vào công việc với “Chữ Tâm”
Trở về nước, ông công tác tại trường Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Ông lần lượt giữ các chức vụ như Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, rồi làm Trưởng Ban Đào tạo Sau đại học của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ chí Minh. Sau thời gian làm giám đốc sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, ông được mời về làm Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn cho đến nay. Được gần gũi với thê hệ trẻ, được truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học trò luôn là một ước mơ của GS.TS Đào Văn Lượng, chính vì vậy ông càng đam mê và cống hiến hết mình cho niềm đam mê đó. Trong suốt quá trình tham gia công tác giảng dạy, người thầy đó luôn gắn cái tâm của mình vào giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên. Ông tâm sự: “Gần gũi thế hệ trẻ là một niềm hạnh phúc. Bên các em, ta thấy lòng mình trong sáng hơn; mọi suy nghĩ nhỏ bé, mọi toan tính thấp hèn đều tan biến. Do đó, tôi luôn dạy các em phải biết sống nhân ái, phải đam mê và tự tin vào khả năng của chính mình. Bởi tự tin là bản lĩnh của những người rất hiểu những điều mình đang làm. Mặt khác, nếu biết hợp tác với đồng nghiệp thì chắc chắn những gì các em mong muốn sớm hay muộn cũng sẽ trở thành hiện thực”. Với kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh của một người thầy giáo, GS.TS Đào Văn Lượng luôn muốn truyền những bài học hay, những kinh nghiệm sống quý báu cho các thế hệ học trò, để các em vững bước khi ra trường. Gần 30 năm làm công tác giảng dạy, dù trong vai trò là một giảng viên, hay một nhà quản lý, thì người thầy ấy cũng luôn cố gắng làm tốt vai trò của một mình, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp đối với đồng nghiệp và các thế hệ học trò.

            

Trong Chương trình 500 doanh nhân tiêu biểu của Châu Á, đài truyền hình Kenjya TV Nhật Bản đã phỏng vấn: Ông nói gì với thế hệ trẻ? GS.TS Đào Văn Lượng đã trả lời: "ĐAM MÊ, HỌC HỎI, TỰ TIN VÀ HỢP TÁC LÀ CHÌA KHÓA CỦA THÀNH CÔNG !" 

Trong vai trò là một giảng viên đại học, GS.TS Đào Văn Lượng hiểu rằng, nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu, chính vì vậy, song song với công việc giảng dạy, ông cũng tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ông đã chủ trì và tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa, như chủ trì đề tài cấp thành phố Hồ Chí Minh mang tên “Nghiên cứu khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phế thải công nghiệp ở TP. HCM” (1989), chủ trì đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu công nghệ chế tạo Silicagel dạng viên cầu”, đã đạt kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc (1995)….
Ông cũng đã viết nhiều bài báo được đăng tải trên các tạp chí trong nước và nước ngoài như tạp chí Konferenz Junger Chemi-ker 30-1-79 Wissenschafl;  tạp chí Zeitschrift der TU Dresden; tạp chí Công nghiệp hóa chất, tạp chí Khoa học và phát triển, tạp chí Khoa học công nghệ… Ngoài ra ông còn viết nhiều sách giáo trình như “Sổ tay Hóa Lý”, “Giáo trình Hóa Lý”, “Giáo trình Hóa Lý - Nhiệt động Hóa học”…
Với GS.TS Đào Văn Lượng, làm khoa học không chỉ thỏa niềm đam mê nghiên cứu, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy, mà còn là việc làm ý nghĩa, thiết thực đối với thực tiễn. Khi đương nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ & Môi trường TP. Hồ Chí Minh, GS.TS Đào Văn Lượng đã đưa lực lượng khoa học công nghệ tham gia vào Chương trình “Hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập”. Là Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Thành phố, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển công nghệ thông tin và xây dựng Công viên Phần mềm Quang Trung. Đặc biệt, ông rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sống. Ông cho rằng: “Phải làm cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành Tâm Đạo của nhân loại”. Ông cũng giải thích thêm: “Phải hiểu Tâm Đạo là Đạo từ trái tim, là Đạo trung tâm. Càng ngày, vai trò của môi trường càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Tất cả mọi người phải tôn thờ và tu theo Tâm Đạo để bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và cho các thế hệ mai sau. Làm cho môi trường sống ngày càng tươi đẹp hơn – điều đó phải trở thành tâm nguyện chi phối mọi hoạt động của mỗi con người ở mọi nơi, mọi lúc”. Qua những suy nghĩ và hành động của ông, ta thấy được tấm lòng của một nhà giáo, một nhà khoa học cao quý đến nhường nào!

         

Không chỉ là một nhà khoa học, một nhà giáo, một nhà quản lý, GS.TS Đào Văn Lượng còn là một nhà thơ với bút danh Văn Liêm. Ông là Hội viên Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh, đã xuất bản hai tập thơ “Nỗi nhớ mênh mang” và “Bờ bến bình yên”, ngoài ra ông còn sáng tác rất nhiều bài thơ khác đã được đăng trên các báo, cũng như nằm trong các tập thơ chung của Hội Nhà văn. Thơ ông cũng đã được đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh HTV truyền tải trong Chương trình Thơ Văn Liêm “Tri thức tạo nên giọng thơ hiện đại”. Đọc thơ ông, ta dễ dàng cảm nhận được tình yêu con người, yêu thiên nhiên. Thơ ông nhân ái, đầy xúc cảm của một nhà khoa học, một nhà giáo sống nhân ái, yêu thiên nhiên, yêu con người. Ông đã từng tâm sự: “Trong tôi chỉ có 10% kiến thức công nghệ, 10% kiến thức quản lý và còn lại 80% kiến thức là nhân văn”. Quả đúng như vậy, trong suốt cuộc đời mình, ông luôn sống nhân ái, luôn nghĩ và hành động nhân văn, để có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người, cho đất nước. Chính vì thế mà người thầy giáo, nhà khoa học ấy đã để lại rất nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người, nhận được rất nhiều tình thương yêu từ các thế hệ học trò và các đồng nghiệp. Và đối với ông “Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của đời tôi”. Hạnh phúc của ông chính là được cho đi tình yêu thương và cũng nhận lại tình thương yêu từ mọi người.
Tôi chợt nhớ đến những câu từ trong bài hát “Để gió cuốn đi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”, và với GS.TS Đào Văn Lượng, “tấm lòng” của ông – “tấm lòng” của một nhà giáo, một nhà khoa học tài năng, tâm huyết, đã gieo cho đời biết bao “mầm sống” ý nghĩa. Ông không chỉ để lại cho đời những dấu ấn tốt đẹp trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, mà còn để lại cho đời những quan niệm, những triết lý sống, những việc làm ý nghĩa, nhân văn, chính là những lẽ sống tốt đẹp mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần hướng đến để thấy mình tốt hơn. GS.TS Đào Văn Lượng xứng đáng là một tấm gương sáng cả về tài năng và nhân cách để các thế hệ học trò học tập và noi theo.

             Sach “Tấm gương Người làm Khoa học” -  5/2014
                      

Đọc tiếp »

CHUYỆN NGƯỜI GIÁO VIÊN NHÂN DÂN

NGƯT.GS.TS. ĐÀO VĂN LƯỢNG
“CHÁY ĐẾN KIỆT CÙNG GIỌT SÁP LONG LANH”

Hơn 40 năm gắn bó với nghề dạy học là từng ấy năm NGƯT.GS. TS. Đào Văn Lượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn - say mê tìm tòi và không ngừng rèn luyện, học hỏi để giúp các sinh viên hấp thụ những kiến thức mới một cách dễ dàng và hiệu quả. Đối với thầy, nghề giáo đã trở thành cái nghiệp gắn bó suốt cuộc đời. Việc truyền tải tri thức và đạo đức làm người tới sinh viên là niềm đam mê bất tận và cũng là cái nghiệp của một người thầy, môt nhà quản lý có tài và có tâm.



Những năm tháng không quên

GS.TS Đào Văn Lượng sinh ngày 05 tháng 06 năm 1945 tại Sài Gòn. Tuổi thơ thầy may mắn không phải trải qua nạn đói Ất Dậu tàn khốc nhưng qua lời kể của mẹ, thầy mới biết ký ức ấy kinh hoàng thế nào. Cảm nhận được nỗi đau đớn mỗi khi nhắc lại quá khứ của mẹ, thầy càng thêm trân trọng cuộc sống hiện tại, để rồi cố gắng phấn đấu thành một người có ích cho đất nước, cho xã hội. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha là cán bộ thường xuyên đi hoạt động xa nhà nên cậu bé Đào Văn Lượng vốn hiếu học, lại thừa hưởng truyền thống cách mạng của gia đình, nên từ khi còn rất nhỏ cậu đã có tính tự lập rất cao.
Thầy vẫn nhớ như in những ngày cùng bạn bè đầu đội mũ rơm, lưng đeo nệm rơm chống mảnh bom đạn ở nơi sơ tán, những lần chui hầm học chữ trong khói, đạn của quân thù, nhưng dù cho con đường theo đuổi tri thức gập ghềnh, khó khăn là thế thì hoài bão được đứng trên bục giảng, gieo con chữ cho những ước mơ xanh vẫn luôn cháy bỏng trong trái tim thầy.
Với bản tính hiền lành nhưng mạnh mẽ nên ngay khi tốt nghiệp THPT thầy đã rời xa quê hương, xa gia đình để vào học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, theo đuổi ước vọng của mình. Thiếu đi vòng tay che chở của mẹ, thiếu đi lời khuyên bảo răn dạy của cha, cuộc sống của chàng thanh niên trẻ tuổi gặp không ít khó khăn, trắc trở. Thời kỳ ấy, Mỹ mở rộng chiến tranh, đánh phá miền Bắc, con đường tới trường vốn dĩ đã ghập ghềnh giờ càng thêm gian nan. Ngoài những giờ học nhọc nhằn theo những đợt sơ tán ở miền núi Thái Nguyên, thầy còn tham gia vào hoạt động Đoàn thanh niên với những cuộc biểu tình chống đế quốc xâm lược, đòi thống nhất nước nhà. Chính trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc ấy đã hun đúc nên một thế hệ thanh niên với một tinh thần kiên cường, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, nuôi dưỡng niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc. Và một trong những tấm gương tiêu biểu ấy chính là GS.TS. Đào Văn Lượng.
Thời gian thấm thoát trôi, bốn năm sống trọn vẹn với khát khao tuổi trẻ cùng thành tích nổi bật, năm 1968 thầy được phân công làm giảng viên đại học. Ước mơ về một ngày được đứng trên bục giảng của thầy đã trở thành hiện thực. Bắt đầu từ đây cuộc đời thầy gắn bó với nghề giáo, với phấn trắng, bảng đen và những thế hệ học trò thân thương. Thầy viết:
Nhớ ngày đầu mới bước vào nghề giáo
Cứ bồi hồi khi đứng trước đàn em
Những vui, buồn, những trăn trở của con tim
Cũng sâu lắng trong từng lời bài giàng…
Với vai trò là một người truyền tải tri thức, nhiệt huyết đam mê, thầy luôn trăn trở với từng trang giáo án, học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tìm tòi phương pháp giảng dạy mới giúp sinh viên dễ hiểu, định hướng cho các em tính tích cực trong học tập và rèn luyện. “Lấy học sinh làm trung tâm” là phương pháp dạy học thầy áp dụng vào hầu hết các bài gảng của mình cho nên các tiết giảng của thầy đều làm cho sinh viên cảm thấy nhẹ nhàng và thú vị.

Trái ngọt từ những đam mê

Năm 1976 rời xa ngôi trường sau 8 năm gắn bó, thầy được cử đi làm Nghiên cứu sinh với đề tài “Mô hình hóa các quá trình hóa học bằng lý thuyết xác suất và tin học” tại trường Đại học Tổng hợp Dresden CHDC Đức. Với tố chất ham học hỏi, chỉ sau nửa tháng thầy đã sử dụng thành công phương pháp lập trình tin học. Từ sự thành công ban đầu này cùng những thành tựu đạt được khi làm Nghiên cứu sinh đã khiến nhà trường nơi thầy làm nghiên cứu muốn giữ thầy ở lại tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, thầy đã không ở lại chỉ vì một lẽ đơn giản: “Những nội dung tôi đang nghiên cứu chưa thực sự hữu ích cho quê hương vào thời điểm đang còn vô vàn khó khăn ấy”. Thầy tâm sự: “Thời gian học tập, nghiên cứu bên đó tôi luôn mang trong mình một mặc cảm về thân phận của kẻ đi học nhờ, ở đậu. Dù chính sách đãi ngộ của bạn rất tốt, nhưng với tôi quê hương vẫn là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nước mình còn quá nghèo, tôi muốn được làm việc để góp phần làm bớt đi một chút nghèo, tôi muốn trả ơn những gì tôi có được và đơn giản bởi tôi thấy rằng, trách nhiệm của một công dân là phải phục vụ đất nước mình, dân tộc mình”. Với tất cả những trăn trở ấy thầy đã chứng minh cho bạn bè quốc tế thấy được con người Việt Nam trung hiếu và yêu đất nước mình đến nhường nào. Sau khi bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, GS.TS Đào Văn Lượng trở về nước tiếp tục cuộc hành trình dài với hành trang kiến thức đã được tích lũy, cống hiến vào sự nghiệp khoa học và giáo dục nước nhà.
Với những dự định cho tương lai, năm 1980 thầy quay trở lại với công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Dù cuốc sống còn vô vàn khó khăn nhưng thầy nhận ra rằng bao năm qua khát khao “gieo chữ” của mình chưa bao giờ sai. “Nghề nào cũng có nỗi buồn, cũng có niềm vui/ Cũng trăn trở giữa Lẽ Đời - Lẽ Đạo”. “Đúng vậy, nghề nào cũng cần có chữ Tâm – một chữ Tâm xuyên suốt trong từng suy nghĩ và hành động hướng về thế hệ trẻ”. Đó là những chia sẻ chân thành của thầy khi chúng tôi có dịp trò chuyện.
Trong suốt thời gian đứng trên bục giảng, lúc nào thầy cũng coi học trò như những đứa con thân yêu của mình bởi thầy quan niệm: “Dạy tốt không chỉ đơn thuần là sự chuẩn bị chu đáo, sự nhiệt tình trong từng tiết dạy để truyền đạt những kiến thức uyên thâm của người thầy mà còn phải kích hoạt được sự tham gia của người học. Do đó dạy tốt – học tốt là sự kết hợp hài hòa, tác động bổ sung qua lại giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này diễn ra song song, hài hòa, trong đó người thầy đóng vai trò một nhạc trưởng”. Trước khi truyền tải kiến thức mới phải nhận biết, phải tìm hiểu đối tượng người học để chuẩn bị nội dung, phương pháp phù hợp. Không chỉ phải tìm hiểu kiến thức mà còn phải tìm hiểu về những đặc điểm tâm lý của các sinh viên để tạo ra sự giao lưu thân thiện. Sự giao lưu, đồng cảm sẽ là cầu nối tốt đẹp trong việc truyền tải kiến thức. Lúc đó, sự giảng dạy của thầy sẽ thuận lợi hơn, đồng thời trò cũng mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn trong cách tiếp thu kiến thức”.

                       

Có điều kiện đi nhiều nước trên thế giới, lĩnh hội những kiến thức ưu việt của nhiều nền giáo dục, thầy càng hiểu rõ hơn giá trị của tri thức trong việc hình thành nhân cách của con người. Thầy tâm sự: “Được gần gũi thế hệ trẻ là một niềm hạnh phúc. Bên các em, ta thấy lòng mình trong sáng hơn; mọi suy nghĩ nhỏ bé, mọi toan tính thấp hèn đều tan biến”. Tôi luôn dạy các em: “Đam mê, Học hỏi, Tự tin và Hợp tác là Chìa khóa của Thành công”. Làm việc gì cũng phải đam mê, phải tự tin vào khả năng của chính mình. Bởi tự tin là bản lĩnh của những người rất hiểu những điều mình đang làm. Mặt khác, nếu biết hợp tác với đồng nghiệp thì chắc chắn những gì các em mong muốn sớm hay muộn cũng sẽ thành công. 
Hơn 30 năm với nghề, trưởng thành trong chuyên môn và kinh nghiệm quản lý, thầy được sự tín nhiệm và tin yêu của mọi người. Và năm 2000 thầy được đảm nhiệm một trọng trách mới là Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM. Dù ở cương vị nào thầy vẫn được đồng nghiệp ngưỡng mộ, học trò kính trọng bởi lối sống giản dị, luôn trau dồi đạo đức tác phong, không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực công tác lãnh đạo của mình. Trở thành Giám đốc Sở Khoa học, trước những thử thách mới, càng thôi thúc thầy nỗ lực vươn lên. Thầy đã tích cực học hỏi người đi trước đồng thời tìm ra cho mình phương pháp quản lý điều hành đạt hiệu quả cao nhất. Chính những những năm tháng ấy là đã hình thành một nhà quản lý xuất sắc và là bước khởi đầu thành công đưa thầy đến với cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn năm 2006.      
Hoạt động giáo dục là một hoạt động mang tính bản chất xã hội, các giá trị ưu tú của nền giáo dục luôn phát triển và thay đổi theo thời gian. Hơn ai hết, thầy thấu hiểu điều đó và luôn trăn trở tìm giải pháp để đem lại một môi trường giáo dục thật tốt cho sinh viên của mình. Và không chỉ là khát vọng, qua cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp, thầy đã dần khẳng định rằng: Hễ làm việc gì có cái Tâm thì nhất định sẽ tìm ra con đường đến đích tốt nhất.
Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn hay còn gọi tắt là STU đã đi được hành trành 18 năm, đây không phải là chặng đường dài nhưng là quãng thời gian đủ để chúng ta có thể ghi nhận những thành quả bước đầu, đánh dấu một mốc son cho sự phát triển bứt phá của STU. Trong báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo dục TP.HCM tháng 8/2012 đã ghi nhận: “Hiệu trưởng STU - GS.TS. Đào Văn Lượng là một nhà lãnh đạo có uy tín cá nhân và uy tín chuyên môn trong giới học thuật tại Tp.HCM cũng như cả nước. Với uy tín của mình, GS. Lượng đã giúp đưa STU lên một vị thế mới trong các trường ngoài công lập hiện nay”
Trong vai trò là một giảng viên Đại học, GS.TS Đào Văn Lượng hiểu rằng nghiên cứu khoa học là một hoạt động không thể thiếu, chính vì vậy song song với việc giảng dạy, thầy luôn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học. Thầy đã chủ trì và tham gia gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như chủ trì đề tài cấp Thành phố Hồ Chí Minh: “Nghiên cứu khả năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phế thải công nghiệp ở TP HCM” (1989); “Nghiên cứu tổng hợp điện hóa Benzaldehit từ Toluen” (1990)…Chủ trì đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ chế tạo Silicagel dạng viên cầu”, đã đạt kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc (1995)”; “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lão hóa polymer bằng kết hợp thực nghiệm và computer”…

                 

Với GS.TS Đào Văn Lượng, làm khoa học không chỉ thỏa niềm đam mê nghiên cứu, phục vụ tốt hơn công tác giảng dạy, mà còn là việc làm có ý nghĩa, thiết thực phục vụ thực tiễn. Khi đương nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường TP. Hồ Chí Minh, GS.TS Đào Văn Lượng đã đưa lực lượng khoa học công nghệ tham gia vào Chương trình “Hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập”. Là Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Thành phố, thầy đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển công nghệ thông tin thành phố và xây dựng Công viên Phần mềm Quang Trung. Đặc biệt, thầy rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường sống. Thầy tâm niệm rằng: “Phải làm cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành Tâm Đạo của nhân loại”. Thầy giải thích thêm: “Phải hiểu Tâm Đạo là Đạo từ Trái tim, Đạo trung tâm. Càng ngày, vai trò của môi trường càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Tất cả mọi người phải tôn thờ và tu theo Tâm Đạo để bảo vệ môi trường sống cho hiện tại và cho các thế hệ mai sau. Làm cho môi trường sống ngày càng tươi đẹp hơn – điều đó phải trở thành tâm nguyện chi phối mọi hoạt động của mỗi con người ở mọi nơi, mọi lúc”. Qua những suy nghĩ, những hành động đó của thầy, ta thấy được tấm lòng của một nhà giáo, một nhà khoa học cao quý đến nhường nào!                            
Thầy đã viết rất nhiều bài báo được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước… Bên cạnh đó, thầy còn viết nhiều sách, giáo trình như: giáo trình Hóa Lý, giáo trình Nhiệt động hóa học...

                     

Không khó hiểu khi GS.TS Đào Văn Lượng vừa là một người thầy, vừa là nhà khoa học, vừa là nhà quản lý nhưng ít ai ngờ rằng thầy còn là một nhà thơ với bút danh Văn Liêm. Là Hội viên Hội nhà văn TP. Hồ Chí Minh, thầy đã xuất bản hai tập thơ “Nỗi nhớ mênh mang”, “Bờ bến bình yên” và rất nhiều bài thơ khác đã được đăng trên các báo, cũng như nằm trong các tập thơ chung của Hội Nhà văn. Thơ thầy cũng đã được đài truyền hình HTV - TP. Hồ Chí Minh truyền tải trong Chương trình Thơ Văn Liêm “Tri thức tạo nên giọng thơ hiện đại”. Đọc thơ thầy, ta dễ dàng cảm nhận được tình yêu con người, yêu thiên nhiên. Thơ thầy nhân ái, đầy xúc cảm của một nhà khoa học, một nhà giáo sống nhân ái, yêu thiên nhiên, yêu con người.
Cả đời, thầy đã rất tâm đắc và sống theo câu thơ mà thầy đã viết:

Mỗi con người chỉ có một trái tim
Sống nhân ái sẽ được nhiều hơn mất!     
               
Thầy từng tâm sự: “Trong tôi chỉ có 10% kiến thức công nghệ, 10% kiến thức quản lý và còn lại 80% kiến thức là nhân văn. Tôi xem thơ không chỉ là một thú vui trí tuệ để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, mà còn là để giãi bày lòng mình, chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp. Thơ mang sức mạnh tiềm ẩn; Thơ có khả năng lách vào những chỗ sâu kín nhất của tâm hồn, làm khơi dậy những giá trị nhân bản và làm thui trột đi những ham muốn thấp hèn. Vì vậy, thơ không chỉ có giá trị thẩm mỹ, mà còn có giá trị giáo dục. Thơ góp phần làm đẹp cho đời”.

Một nhành non cho trời thêm xanh biếc,
Một vần thơ cho ta sống đẹp hơn!

Trong suốt cuộc đời mình thầy luôn sống nhân văn, luôn nghĩ và hành động nhân văn để có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người, cho đất nước. Chính vì những điều tưởng chừng đơn giản ấy mà thầy đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mọi người, nhận được rất nhiều tình thương yêu từ các thế hệ học trò và các đồng nghiệp.
Thay lời kết là một đoạn thơ của GS.TS. Đào Văn Lượng (Nhà thơ Văn Liêm):

Cuộc đời người chỉ cháy một lần
Đừng leo lết lụi tàn khi đông đến
Ta muốn đốt tim ta thành ngọn nến
Cháy đến kiệt cùng giọt sáp long lanh…

                      Sach “Chuyện Người Giáo Viên Nhân Dân” - 6/2015




Đọc tiếp »

TÂM HUYẾT XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC

GIÁO SƯ, TIẾN SĨ ĐÀO VĂN LƯỢNG –
 TÂM HUYẾT XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC

Văn hóa học đường là vấn đề đã được ngành giáo dục nước ta nỗ lực xây dựng từ lâu. Thế nhưng việc xây dựng nét văn hóa riêng của mỗi trường học lại là chuyện hiếm thấy dù nó hết sức cần thiết, nhất là ở bậc đào tạo đại học. Tại các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, việc xây dựng nét văn hóa riêng của các trường song song với việc thực hiện đúng quy chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đã mang lại những thành công và danh tiếng cho mỗi trường.
Nhạy bén và năng động hội nhập với nền giáo dục thế giới, năm 2013, trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn (STU) đã triển khai Cuộc vận động xây dựng VĂN HÓA STU, đưa nhà trường lên một tầm cao mới bằng chính tâm huyết, sự gương mẫu và chủ trì thực hiện của GS.TS Đào Văn Lượng – Hiệu trưởng nhà trường.

Để có cái nhìn sâu hơn về giá trị của nét văn hóa riêng trong trường học, chúng tôi đã có cuộc trao đổi thú vị cùng GS, TS Đào Văn Lượng – người được biết đến với vai trò tiên phong xây dựng văn hóa trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam.

* Thưa Giáo sư, ông nhìn nhận như thế nào về tầm quan trọng của việc xây dựng nét văn hóa riêng của mỗi trường học?



- GS,TS Đào Văn Lượng: Trước hết, chúng ta cần trả lời câu hỏi: “Văn hóa là gì”? Câu hỏi rất đơn giản, nhưng theo thống kê có tới hơn 600 cách trả lời khác nhau. Theo Bác Hồ: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn”. Với tôi, hiểu một các đơn giản, văn hóa là những giá trị tốt đẹp hình thành trong tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, nó được cộng đồng chấp nhận và tự giác bảo tồn để truyền lại cho các thế hệ sau, nó mang những đặc trưng tốt đẹp và ghi dấu ấn của mỗi cộng đồng.
Do đó, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị, mỗi doanh nghiệp, mỗi trường học… bên cạnh việc tôn trọng các giá trị văn hóa chung, cũng cần xây dựng và duy trì những giá trị tốt đẹp đặc trưng cho đơn vị mình, điều này sẽ tạo nên một truyền thống đoàn kết, thống nhất mọi thành viên, cùng tự giác phấn đấu để đưa đơn vị phát triển, góp phần xây dựng uy tín, thương hiệu của tổ chức, đơn vị mình.
Có thể thấy, văn hóa giữ một vai trò quan trọng trong mọi môi trường sống và làm việc, nhất là ở trường học. Bởi vì ở đây, các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với thiên nhiên được thể hiện rất rõ ràng và sống động, nó thể hiện cụ thể qua mối quan hệ giữa thầy với trò, trò với trò, trò với người phục vụ…  Xây dựng văn hóa trong nhà trường là xây dựng những chuẩn mực về nhân cách, đạo đức, năng lực của người thầy, của sinh viên, chống lại lối sống tiêu cực, góp phần tích cực vào hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường, giúp cho sinh viên vừa “Giỏi về chuyên môn” vừa phải “Sáng về tâm đức”…

*Xin Giáo sư cho biết khởi nguồn của việc xây dựng văn hóa STU?

- GS.TS. Đào Văn Lượng: Tôi đã quan tâm đến vấn đề văn hóa rất lâu rồi, từ lúc còn là giảng viên của Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Đây là vấn đề rất cần thiết trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và càng cần thiết hơn với môi trường học đường. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền văn hóa toàn cầu, chúng ta càng phải cấp thiết xây dựng nét văn hóa, bản sắc riêng của mình để chủ động hòa nhập; chúng ta cần học hỏi các nền văn hóa của nhân lại, đồng thời phát huy, hoàn chỉnh nền văn hóa dân của tộc mình. Tôi tin rằng, từ nửa cuối của thế kỷ 21, sự cạnh tranh toàn cầu sẽ càng gay gắt hơn, và yếu tố quyết định sự thành bại của một dân tốc sẽ là yếu tố văn hóa.
Căn cứ vào chiến lược phát triển của STU, chúng tôi cần phải xây dựng VĂN HÓA STU với mục tiêu: Ươm mầm, nuôi dưỡng, phát triển và duy trì các giá trị truyền thống tốt đẹp của STU. Nó bao gồm một hệ thống các giá trị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo như: Văn hóa tuân thủ luật pháp; văn hóa quan hệ Thầy - Trò - Người phục vụ; văn hóa trách nhiệm; văn hóa hợp tác; văn hóa trong giao tiếp; văn hóa trung thực; văn hóa tự tin, năng động; văn hóa thu hút, đãi ngộ và tôn vinh người tài; văn hóa trên mạng ảo, mạng facebook; văn hóa xây dựng và phát huy truyền thống STU… Công cuộc xây dựng văn hóa STU sẽ được nhà trường tiến hành thường xuyên, liên tục, từ thế hệ này qua thế hệ khác, để văn hóa STU ngày càng hoàn thiện và trở thành niềm tự hào của các thế hệ STU.



* Cụ thể văn hóa STU được thể hiện như thế nào, thưa giáo sư?

- GS.TS. Đào Văn Lượng: Văn hóa STU được xây dựng trên nền tảng “Trường học là môi trường tự do nhất cho các ý tưởng khoa học bay bổng và biến nó thành hiện thực”; vì theo chuyên gia Nguyễn Trần Bạt “Tự do sinh ra con người”, chính vì có tự do, con người mới giám nghĩ, giám ước mơ, dấn thân để tìm ra cái mới, tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Phải xây dựng được một môi trường, trong đó “Con người STU” được tự do trong suy nghĩ, tự do ước mơ, tự do trong thực hiện các ý tưởng… nhưng tự do đó phải trong khuôn khổ của luật pháp, trong những quy định của cộng đồng... Có thể tóm tắt, Văn hóa STU được thể hiện qua các tiêu chí:  
Văn hóa tuân thủ luật pháp (đây là văn hóa cao nhất): Tự giác tuân thủ pháp luật của Nhà nước, thực hiện các quy chế chung của Bộ, các cam kết, các quy chế của Nhà trường… Tôn trọng những quy định chung là thể hiện sự văn minh, lịch sự; tôn trọng mọi người chính là tôn trọng bản thân...   
Văn hóa quan hệ “Thầy - Trò - Người phục vụ” trong đó Trò là trung tâm của quá trình đào tạo; Cần tạo ra một cơ chế tương hỗ vì một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo.
Văn hóa trách nhiệm: Trách nhiệm với bản thân, với tập thể và với cộng đồng: thực hiện tự giác các quy chế, quy định và các cam kết: văn hóa đúng giờ, thực hiện nghiêm túc đề cương giảng dạy, học tập...
Văn hóa trung thực: đây là nét văn hóa mang tính nguyên tắc trong hoạt động khoa học và đào tạo. Cần trung thực trong học tập, thi cử, NCKH...
Cần trung thực trong đưa thông tin hay còn gọi là “PR sạch”. Đây là một khái niệm được nhiều nhà báo, nhà quản lý giáo dục thú vị và đánh giá cao. “PR sạch” có nghĩa là giới thiệu về cái đẹp của trường mình một cách trung thực. Giá trị của STU chỉ thực sự vững bền khi người ta biết thực chất về trường. Tất nhiên chúng ta có thể nói về những điểm mạnh của nhà trường, kể cả những dự định trong tương lai, tuy nhiên phải cụ thể, có cơ sở, phải có quá trình thực hiện để đạt mục tiêu đó và không phải là ảo tưởng. Mỗi thông điệp PR như là một cam kết và sinh viên có thể cảm nhận được ngay khi đặt chân đến STU.
Văn hóa hợp tác (Team-work): hỗ trợ lẫn nhau trong giảng day, học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống…;
Văn hóa ứng xử trong giao tiếp, văn hóa giải quyết mâu thuẫn nội bộ, văn hóa thân thiện, văn hóa nụ cười...  
Từ hệ thống tiêu chí trên, trong quá trình vận động, tương tác, những cái gì tốt đẹp, tự nó sẽ được chọn lọc và tồn tại trở thành nét riêng của STU, chứ không phải do một cá nhân nào quyết định. Ở STU, chúng tôi đã và đang xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi là “Sức trẻ - Trí tuệ - Ước vọng”. Slogan này ngày càng được cán bộ, giảng viên và sinh viên STU cho là phù hợp nhất để mỗi người tự hoàn thiện mình, để STU tồn tại và phát triển bền vững. Bởi vì đó là ba yếu tố cần thiết nhất để con người sống và tự hoàn thiện. Thứ nhất là phải có sức khỏe của tuổi trẻ. Nhưng nếu có Sức trẻ mà không có Trí tuệ thì cũng không thể làm được nhiều, do đó phải trau dồi, nâng cao trí tuệ. Có Sức trẻ, có Trí tuệ mà không có Ước vọng, thì chỉ an phận thủ thường, suốt đời đi làm thuê, không phát huy hết khả năng của mình để vươn lên đỉnh cao của thành công. Do đó, phải có khát vọng, ước mơ vươn lên tầm cao mới để khẳng định giá trị cao nhất của bản thân và đóng góp cho xã hội. Chính Ước vọng sẽ chắp cánh cho ta bay cao, bay xa. Và đó là sự thể hiện văn hóa STU.

       

* Tại sao là một GS,TS công nghệ nhưng ông lại dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết về vấn đề văn hóa?

- GS.TS. Đào Văn Lượng: Vì dù anh là ai, trình độ như thế nào thì trước hết anh phải là một Con người. Trong cuộc sống và công việc, tôi cố gắng sống nhân ái, sống có văn hóa nên thường được bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh quý mến, tín nhiệm và trao cho những nhiệm vụ “đứng mũi chịu sào”. Lãnh đạo thực chất là “nghệ thuật dùng người”, do đó, phải hiểu biết về con người để có thể phát huy con người một cách hiệu quả nhất – đó chính là sức mạnh của văn hóa. Tôi vẫn thường tâm sự với bạn bè rằng, khối kiến thức của mỗi người được phân bố khác nhau. Trong khối kiến thức của tôi, khoa học công nghệ chiếm khoảng 10%, kiến thức về quản lý khoảng 10%, còn lại 80% là kiến thức về nhân văn. Giá trị lớn nhất của mỗi con người là chất nhân văn:

“Mỗi con người chỉ có một trái tim, 
Sống nhân ái sẽ được nhiều hơn mất”

Tôi rất tâm đắc với “bốn trụ cột’’ trong giáo dục thế kỷ 21 của UNESCO, đó là lời giải cho một câu hỏi rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng “Học để làm gi?”. Bốn trụ cột đó là: Learn to know (học để biết), learn to work (học để làm), learn to be (hoc để làm người, để tự khẳng định) và learn to live together (học để chung sống với nhau). Qua đó, chúng ta có thể thấy, bên cạnh kiến thức về KHCN, luôn luôn phải có kiến thức văn hóa và dù làm gì cũng luôn phải đề cao tính nhân văn. Hạnh phúc của tôi là được sống và hoạt động trong môi trường giáo dục, đây là môi trường mà tính nhân văn thể hiện rõ nhất, nó xuyên suốt trong mọi hoạt động, cuộc sống và cả trong đời sống tâm hồn. Điều đó lý giải tại sao tôi đam mê, tâm huyết với vấn đề văn hóa. Và với vai trò là một hiệu trưởng, tôi khao khát truyền đam mê đó đến với sinh viên của mình.

*Vâng, xin chân thành cám ơn giáo sư!

Qua nội dung cuộc trò chuyện với GS,TS Đào Văn Lượng, thiết nghĩ, ngành giáo dục nên tích cực tổ chức những hội thảo để xây dựng nên một chuẩn văn hóa cho giáo dục Việt Nam, để thế hệ trẻ Việt Nam có chung một nền tảng nhân văn, phát triển tốt cả về kiến thức lẫn tâm hồn. Như lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Giá trị đáng quý nhất của con người không phải là vật chất mà chính là đời sống văn hóa tinh thần và tình cảm đẹp”.

                                                               Lê Tú (Báo Giáo Dục thực hiện)
  
                    
 .
Vài nét về Giáo sư, tiến sĩ Đào Văn Lượng:
Ông sinh ngày 5 - 6 - 1945 tại Sài Gòn, quê hương ở Hải Phòng.
Năm 1968 ông tốt nghiệp cử nhân ngành Hóa lý tại Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Sau đó tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Hóa lý kỹ thuật tại ĐHTH Kỹ thuật DRESDEN, CHDC Đức.
Khởi nghiệp là giảng viên khoa Hóa trường ĐH CN nhẹ. Sau khi bảo vệ tiến sĩ, ông làm ở Khoa Hóa trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, rồi làm Trưởng Ban Đào tạo Sau Đại học thuộc Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2000 ông làm Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ & Môi trường TP.HCM.
Năm 2006 cho đến nay ông làm Hiệu trưởng Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn (STU).
Qua hoạt động và cống hiến, ông được nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
Bằng khen về thành tích NCKH của Bộ KHCN, Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục, Huy chương vì thế hệ trẻ, Huân chương Lao động hạng 3…
Năm 2013 ông được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú…
Ngoài những cống hiến về đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm nhiệm nhiều trọng trách trong quản lý, ông còn được biết đến là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa với nhiều tập thơ đã xuất bản như: Nỗi nhớ mênh mang, Bờ bến bình yên… Thơ của ông là sợi chỉ xuyên suốt tính nhân văn và tình yêu cái đẹp; ông có nhiều bài thơ hay được bạn bè ưu ái như: Nghề của tôi, Thầy hãy dậy con tôi, Bờ bến bình yên, Biển và em...

                                                          Lê Tú (Báo Giáo Dục thực hiện)

Đọc tiếp »

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

CHÁY ĐẾN KIỆT CÙNG GIỌT SÁP LONG LANH (Tạp chí TÀI HOA TRẺ)


GS.TS. ĐÀO VĂN LƯỢNG  
"Cháy đến kiệt cùng giọt sáp long lanh !"

Bình dị và sâu sắc, khác với vẻ khô khan thường có ở những người làm khoa học, GS.TS Đào Văn Lượng mang lại cho tôi cảm giác gần gũi khi tiếp xúc và trò chuyện với thầy. Trong những câu chuyện về cuộc sống, các giá trị văn hóa, giáo dục hay khoa học, lĩnh vực nào thầy cũng để lại nơi tôi một cái nhìn ngưỡng mộ về sự uyên bác và thâm thúy. Song, điều khiến tôi cảm nhận rõ nhất ở thầy là một tình yêu bỏng cháy, đó cũng chính là tâm huyết của một nhà giáo, một nhà khoa học với nền giáo dục nước nhà.

Lý tưởng của tuổi trẻ:

Nhắc đến GS.TS Đào Văn Lượng, có lẽ nhiều người trong giới không chỉ biết đến thầy ngoài vai trò của một nhà khoa học, một nhà quản lý, một người thầy tâm huyết với nghề mà còn là một nhà thơ thứ thiệt, một người yêu văn chương, nặng duyên với nghiệp trồng người. Vì vậy,  bất cứ vai trò và công việc nào, tính nhân văn, giá trị chân-thiện-mỹ đều hòa quyện trong từng suy nghĩ và hành động của thầy.
Xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo ở Hải Phòng, hơn ai hết thầy luôn ý thức và hiểu rằng, chỉ có con đường học và học thật tốt thì mới thoát khỏi sự khốn khó trong từng bữa ăn. Sinh ra trong thời chiến, giai đoạn mà đất nước đang chìm đắm trong khói lửa chiến tranh, việc học của thầy cũng như bao thanh niên thời đó là cả một chặng đường dài gian khổ, xuyên suốt theo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Là anh cả trong một gia đình có sáu anh em, bố lại đi hoạt động cách mạng nên ngay từ nhỏ ngoài truyền thống dấn thân cho cách mạng, thầy còn có tính tự lập rất cao. Dù sự học hồi đó là những chuỗi ngày chạy sơ tán, những lần chui hầm học chữ trong khói, đạn của quân thù, nhưng hoài bão về một tương lai được đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau đã thấm sâu vào ý thức và cháy bỏng trong khát vọng của thầy.
Hiền lành nhưng có cá tính mạnh mẽ, đam mê khoa học nên ngay sau khi tốt nghiệp THPT với thành tích loại ưu, cậu sinh viên tên Lượng đã khăn gói, xa gia đình để theo học tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Xa nhà, mọi thứ đều phải tự lập trong khi miền Bắc đang vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh (1964-1968), nên thật dễ hiểu, ngoài những giờ học đầy nhọc nhằn theo những đợt sơ tán  miền núi Thái Nguyên, cậu sinh viên tên Lượng ấy cũng đã lao vào hoạt động Đoàn thanh niên với những cuộc xuống đường biểu tình chống đế quốc xâm lược, đòi thống nhất đất nước. Và như lời thầy nói, chính trong những năm tháng chiến tranh ác liệt và khổ cực ấy, đã hun đúc trong thế hệ thanh niên thời ấy một tinh thần quất cường dân tộc, luôn vượt khó với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc. Ngày đó thanh niên chỉ có hai con đường là hăng hái nhập ngũ bảo vệ tổ quốc và học tập, rèn luyện với những đam mê ngút trời.
Đam mê khoa học, muốn mang lại một điều gì đó mới mẻ từ chính kiến thức mà mình đã tích lũy được nên sau khi tốt nghiệp, được giữ lại làm giảng viên đại học, thầy vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu những thuyết và thực nghiệm mới trong lĩnh vực Hóa . Để rồi năm 1976, thầy được cử đi nghiên cứu sinh ở CHDC Đức với đề tài “Mô hình hóa các quá trình hóa học bằng lý thuyết xác suất và tin học. Chỉ sau một tuần tự mày mò học hỏi thấy đã sử dụng thành công phương pháp lập trình. Sự thành công ban đầu ấy cùng những thành tựu nghiên cứu mà thầy đạt được khi làm nghiên cứu sinh ở Đức đã khiến nhà trường, viện nghiên cứu bên đó muốn níu giữ thầy lại để làm việc và tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, thầy đã từ chối để về nước thực hiện những ước mơ, hoài bảo của mình bằng chính những gì đã học hỏi, tích lũy sau hơn 3 năm lang bạt xứ người. Thầy tâm sự: “Thời gian học tập, nghiên cứu bên đó tôi luôn mang trong mình một mặc cảm về thân phận của một kẻ đi học nhờ, ở đậu. Dù các chính sách đãi ngộ của bạn là rất tốt, nhưng với tôi, quê hương vẫn là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nước mình còn quá nghèo, tôi muốn được làm việc để góp phần làm bớt đi một chút nghèo, tôi muốn trả ơn những gì tôi có được, và đơn giản bởi tôi thấy rằng, trách nhiệm của một công dân là phải phục vụ đất nước mình, dân tộc mình”.

Và khát vọng được cống hiến:

Với những dự định đã hình thành sẵn trong đầu, nên năm 1980 sau khi trở về nước, thầy liền trở lại với công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho sinh viên tại trường Đại học Bách khoa TP.HCM. Dù cuộc sống những năm tháng sau giải phóng là muôn vàn gian khó, nhưng chưa bao giờ thầy cảm thấy hối tiếc cho quyết định trở về phục vụ đất nước của mình. Gần 30 năm đứng trên bục giảng, kinh qua nhiều vị trí công tác từ vai trò người thầy đến vai trò là người quản lý, tất cả những gì GS.TS Đào Văn Lượng làm đều mang cái tâm của một nhà giáo. Thầy không chỉ tận tình chỉ bảo, hướng dẫn sinh viên khám phá những điều mới mẻ của chân trời khoa học, giúp sinh viên hiểu hơn giá trị của sự thành công, mà còn là người cha mẫu mực để các em lấy đó làm điểm tựa cho hành trình tương lai của mình.
Có điều kiện đi nhiều nước trên thế giới, lĩnh hội những kiến thức ưu việt của nhiều nền giáo dục, thầy hiểu rõ giá trị của tri thức trong việc hình thành nhân cách một con người. Vì lẽ đó, với thầy việc chuyển giao tri thức cho thế hệ trẻ là trao cả khối óc, con tim và nhiệt huyết. Cũng chính vì thế, suốt quá trình làm công tác giảng dạy hay quản lý, thầy không ngừng tìm kiếm cơ hội cho sinh viên mình được mở mang kiến thức. Thầy tâm sự: “Gần gũi thế hệ trẻ là một niềm hạnh phúc. Bên các em, ta thấy lòng mình trong sáng hơn; mọi suy nghĩ nhỏ bé, mọi toan tính thấp hèn đều tan biến. Do đó, tôi luôn dạy các em phải biết sống nhân ái, phải đam mê và tự tin vào khả năng của chính mình. Bởi tự tin là bản lĩnh của những người rất hiểu những điều mình đang làm. Mặt khác, nếu biết hợp tác với đồng nghiệp thì chắc chắn những gì các em mong muốn sớm hay muộn cũng sẽ thành công”.
Là một con người luôn làm việc với tinh thần cống hiến, tất cả vì các giá trị chung của xã hội, nên khi trở thành giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP.HCM (năm 2.000) rồi trở thành hiệu trưởng trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn (năm 2006)… thầy luôn cố gắng làm thật tốt vai trò của người “gieo chữ”. Hoạt động giáo dục là một hoạt động mang tính bản chất xã hội, các giá trị ưu tú của nền giáo dục luôn phát triển và thay đổi theo thời gian. Hơn ai hết, thầy thấu hiểu điều đó và luôn trăn trở tìm giải pháp để đem lại một môi trường giáo dục thật tốt cho học sinh của mình. Và không chỉ là khát vọng, qua thực tế những gì mà Trường ĐH Công Nghệ Sài Gòn (STU) đang có được, thầy đã dần khẳng định rằng: Hễ làm việc gì có cái Tâm thì nhất định sẽ tìm ra con đường đến đích tốt nhất. Thầy chia sẻ: Trong Chương trình 500 doanh nhân tiêu biểu của Châu Á, đài truyền hình Kenjya TV Nhật bản đã phỏng vấn: Ông nói gì với thế hệ trẻ? Tôi chỉ trả lời ngắn gọn: “Đam mê, Học hỏi, Tự tin và Hợp tác là chìa khóa của thành công”. Câu trả lời ngắn ngọn, nhưng nội hàm thì mênh mông, rộng lớn vô cùng, tôi muốn học sinh của tôi hiểu được triết lý sống dẫn đến thành công phải hội đủ cả trí tuệ lẫn phẩm chất. Điều đó tôi đã đúc rút như một phương châm sống sau chặng đường dài đã trải qua.


Làm nghề giáo, sống vì nghề giáo nên thầy luôn giản dị trong từng lời ăn, nếp nghĩ. Đơn giản hóa từng hành động để gần gũi hơn với học trò của mình. Suốt bốn mươi năm, một hành trình không mỏi mệt của nghiệp trồng người, với bao thăng trầm của cuộc sống, thầy vẫn luôn hướng đến những giá trị đẹp nhất, lung linh nhất của đạo làm thầy. Trong tập thơ riêng “Bờ bến bình yên”, thầy từng viết

           “Ta muốn đốt tim ta thành ngọn nến. 
             Cháy đến kiệt cùng giọt sáp long lanh”. 

Hai câu thơ ngắn gọn, nhưng chứa đựng cả một tuyên ngôn cho con đường mà thầy đã chọn và dấn thân.


Việc làm thơ ở một người làm khoa học, giảng dạy và quản lý có lẽ là điều hơi hiếm. Nhưng với thầy, thơ là một góc rất đặc biệt trong tâm hồn và cuộc sống của thầy. Bởi mỗi khi cảm thấy cõi lòng có những ưu tư, thầy lại tìm về một góc nhỏ của riêng mình. Thầy làm thơ để vơi đi gánh nặng của những trăn trở đời thường và cũng là để tâm hồn mình được thanh thản, bình yên. Thầy từng viết trong tập thơ “Bờ bến bình yên”:
Trong bộn bề một ý thơ chợt đến, 
Làm dịu đi những trăn trở đời thường.
Một nhành non cho trời thêm xanh biếc, 
Một vần thơ cho ta sống đẹp hơn.
Chia sẻ với tôi về thơ, thầy tâm sự: “Tôi xem thơ không chỉ là một thú vui trí tuệ để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, mà còn là để giãi bày lòng mình, chia sẻ cùng bạn bè, đồng nghiệp. Thơ có sức mạnh ghê gớm: Thơ có khả năng lách vào những chỗ sâu kín nhất của tâm hồn, làm khơi dậy những giá trị nhân bản và làm thui trột đi những ham muốn thấp hèn. Vì vậy, thơ không chỉ có giá trị thẩm mỹ, mà còn có giá trị giáo dục. Thơ góp phần làm đẹp cho đời”.
Giờ đây, không biết bao nhiêu thế hệ học trò đã đi qua, bao nhiêu khách đi thuyền đã tới bến bờ thành công và hạnh phúc… Cuộc sống vẫn tiếp tục trôi đi, và thầy vẫn ngày ngày lặng thầm nơi bến sông, để đưa tiếp những chuyến đò về bến. Hạnh phúc của thầy có lẽ chỉ đơn giản là vậy.


Khi đã đi gần hết con đường, những hoài vọng và khát khao cống hiến của thầy hâu như đã trọn vẹn. Song, trong thầy, nhiệt huyết vẫn còn nóng bỏng để hoàn thành ước nguyện “cháy đến kiệt cùng giọt sáp long lanh”!

                                           Anh Tú
                                             Báo Tuổi trẻ 























Đặc san "Viên phấn & Bục giảng" của Tạp chí Tài Hoa Trẻ 

Đọc tiếp »